
Bí thư Tỉnh ủy Bùi Minh Châu cùng đoàn công tác kiểm tra tiến độ thi công Dự án Khu đô thị sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng và sân golf Tam Nông
Dân chủ trong Đảng, chính quyền, từng cơ quan, đơn vị và trong xã hội tiếp tục được mở rộng và phát huy, nhất là việc sáp nhập xã, sáp nhập khu dân cư; việc Đại hội Đảng cấp huyện và cơ sở, nhiệm kỳ 2020-2025; việc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2021-2026; việc xây dựng nông thôn mới; việc giải phóng mặt bằng các dự án; việc triển khai, thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện và các chính sách hỗ trợ cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Công tác cải cách hành chính tiếp tục được tập trung chỉ đạo quyết liệt, đặc biệt là việc thực hiện các giải pháp để nâng cao cải cách thủ tục hành chính. Công tác đối thoại, tiếp công dân, giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân được quan tâm. Tinh thần trách nhiệm, lề lối làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có chuyển biến tốt, ý thức được quyền làm chủ của mình. Thông qua việc triển khai thực hiện dân chủ ở cơ sở đã động viên các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước, tham gia phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương.
Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội huyện phát huy vai trò của tổ chức mình trong hoạt động giám sát, phản biện xã hội, góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền theo Quyết định số 217-QĐ/TW và Quyết định số 218-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị ban hành Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội; Quy định về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và Nhân dân góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền được thực hiện hiệu quả; từ tháng 7/2020 đến nay, đã tổ chức 28 cuộc giám sát độc lập tập trung vào các nội dung như: Giám sát việc thực hiện Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 về thực hiện dân chủ cơ sở ở xã, phường, thị trấn; việc công khai những vấn đề có liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của Nhân dân; tổ chức 19 hội nghị với 931 ý kiến (trong đó: 297 ý kiến góp ý xây dựng Đảng, 634 ý kiến góp ý xây dựng chính quyền); năm 2021, Mặt trận Tổ quốc huyện chủ trì phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội huyện, thực hiện phản biện xã hội Đề án phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện Tam Nông giai đoạn 2021-2025; thông qua phản biện đã có các ý kiến chuyển đến UBND huyện để tiếp thu, chỉnh sửa đề án cho phù hợp. Chủ động tham gia các vụ hòa giải trong Nhân dân, từ tháng 7/2020 đến nay, các tổ hòa giải ở cơ sở đã tiến hành hòa giải được 447 vụ, số vụ hòa giải thành công 278 vụ, chiếm 62,2%, một số vụ việc còn lại chuyển cấp có thẩm quyền giải quyết theo quy định. Hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân trong giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân tiếp tục được đẩy mạnh, tiến hành giám sát 34 cuộc, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng giám sát 46 cuộc về nội dung chương trình xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, không có vụ việc nào phải kiến nghị xử lý. Phối hợp tổ chức tốt các cuộc tiếp xúc cử tri trước và sau các kỳ họp của Quốc hội, HĐND các cấp; đặc biệt là tiếp xúc cử tri trước bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử Đại biểu HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2021-2026; các ý kiến, kiến nghị, đề xuất của cử tri đều được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện và cơ sở tổng hợp đầy đủ chuyển đến Đoàn đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp và các cơ quan chức năng xem xét giải quyết, trả lời theo quy định. Việc tổ chức lấy ý kiến về sự hài lòng của người dân đối với kết quả xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện được thực hiện đúng quy định, từ tháng 7/2020 đến nay, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện phối hợp với các cơ quan liên quan tham gia lấy ý kiến sự hài lòng của người dân về kết quả xây dựng nông thôn mới các xã trên địa bàn (11 xã, tỷ lệ người dân hài lòng từ 95% trở lên), nông thôn mới nâng cao (02 xã: Dân Quyền, Hương Nộn, tỷ lệ người dân hài lòng từ 97% trở lên), khu nông thôn mới kiểu mẫu (14 khu, tỷ lệ người dân hài lòng từ 95% trở lên).
Đối với cơ quan, đơn vị: Hằng năm, người đứng đầu chính quyền của cơ quan, đơn vị phối hợp với công đoàn cùng cấp tổ chức hội nghị cán bộ, công chức cho toàn thể đoàn viên công đoàn; qua hội nghị tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm và nêu cao trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan trong quản lý, điều hành, đôn đốc các bộ phận chuyên môn thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ được giao; kịp thời chấn chỉnh những hạn chế của các bộ phận và từng cán bộ, công chức nhằm xây dựng cơ quan vững mạnh, quyết tâm phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ và các chỉ tiêu đề ra. Việc lựa chọn, bố trí nhân sự làm chủ tịch công đoàn cơ sở, nhiệm kỳ 2018-2023, 2023-2028 được thực hiện nghiêm theo Chỉ thị số 28-CT/TU, cụ thể: Đối với công đoàn xã, thị trấn: 100% các đồng chí chủ tịch công đoàn là đồng chí phó bí thư đảng ủy hoặc đồng chí phó chủ tịch HĐND hoặc đồng chí phó chủ tịch UBND; đối với công đoàn cơ quan, đơn vị: chủ tịch công đoàn là cấp phó của cơ quan, đơn vị; đối với công đoàn trường học: 100% các đồng chí chủ tịch công đoàn là đồng chí phó hiệu trưởng nhà trường. Việc thực hiện dân chủ theo Nghị định số 04/2015/NĐ-CP được thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện chỉ đạo triển khai thực hiện gắn với công tác quản lý, điều hành; chú trọng tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức, trách nhiệm thực hiện dân chủ cho từng cán bộ, công chức; chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện các nội quy, quy chế theo quy định; thực hiện nghiêm trách nhiệm của người đứng đầu, trách nhiệm của cán bộ, công chức theo đúng Nghị định. Thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng; công tác tổ chức cán bộ; từ tháng 7/2020 đến nay, Ban Thường vụ Huyện ủy đã bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử thực hiện bảo đảm đúng quy trình và quy định đối với 54 lượt cán bộ (trong đó: 11 lượt cán bộ cấp huyện, 43 lượt cán bộ cấp xã); điều động bổ nhiệm, tiếp nhận bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, giới thiệu tái cử 75 lượt cán bộ (trong đó: 69 lượt cán bộ cấp huyện, 06 lượt cán bộ cấp xã); đã phối hợp rà soát, thẩm tra, xác minh, kết luận về tiêu chuẩn chính trị đối với 1.022 đồng chí; cử 50 đồng chí đi đào tạo lý luận chính trị và chuyên môn nghiệp vụ; các cơ quan, đơn vị tổ chức họp giao ban định kỳ, thực hiện việc xét nâng ngạch, nâng lương, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức đảm bảo dân chủ, khách quan, đúng quy định.
Việc tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện nghiêm túc và nền nếp; từ tháng 7/2020 đến nay, toàn huyện tiếp 1.546 lượt người, trong đó: UBND huyện tiếp 350 lượt người, UBND xã tiếp 1.196 lượt người (trong đó Bí thư Huyện ủy, lãnh đạo UBND huyện tiếp 121 lượt người, lãnh đạo Đảng ủy, UBND xã, thị trấn tiếp 574 lượt người); toàn huyện tiếp nhận và xử lý 1.321 đơn (23 đơn khiếu nại, 11 đơn tố cáo, 1.287 đơn loại khác), đơn đủ điều kiện xử lý, giải quyết 1.295 đơn (11 đơn khiếu nại, 08 đơn tố cáo, 1.276 loại khác); số đơn đã được giải quyết 1.281/1.295 (đạt 99%) các đơn còn lại đang xét xét giải quyết theo quy định. Thực hiện tốt công tác cải cách thủ tục hành chính: Tính đến hết tháng 5/2023, số hồ sơ tiếp nhận tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của huyện là 3.337 bộ, tỷ lệ trả kết quả sớm và đúng hạn là 99,8%; của các xã, thị trấn là 4.953 bộ, tỷ lệ trả kết quả sớm và đúng hạn là: 99,7%; số lượng hồ sơ giải quyết ở mức độ 3, 4: cấp huyện đạt trên 98%; cấp xã đạt trên 68% tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.
Việc tổ chức hội nghị đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với Nhân dân được được thực hiện đúng quy định; hằng năm, ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện trên địa bàn huyện; từ tháng 7/2020 đến nay, đã tổ chức 171 hội nghị đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với Nhân dân (trong đó, cấp huyện: 53 hội nghị; cấp xã: 118 hội nghị) với 5.193 lượt người tham gia đã có 1.056 ý kiến, kiến nghị; các ý kiến, kiến nghị đều được tiếp thu và giai quyết thỏa đảng; trong đó: Căn cứ vào tình hình thực tế UBND cấp huyện và cơ sở đã tổ chức 132 cuộc đối thoại đột xuất (cấp huyện: 124 cuộc, cấp xã: 08 cuộc) với 1.273 lượt người tham dự đã có 395 lượt ý kiến; các ý kiến, kiến nghị đã được tiếp thu và giải quyết thỏa đáng; sau đối thoại chủ trì hội nghị đối thoại chỉ đạo các cơ quan chức năng có văn bản thông báo kết quả giải quyết các ý kiến đối thoại bằng văn bản và giao cho Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội giám sát việc thực hiện kết luận của người chủ trì sau đối thoại; giao cho các ngành, cơ quan chuyên môn xác định những nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung chỉ đạo, làm tốt trong thời gian tới.
Tuy nhiên, công tác quán triệt, tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các nội dung chỉ đạo của cấp trên về dân chủ ở cơ sở của một số cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị còn thiếu chiều sâu và chưa toàn diện. Một bộ phận công chức, viên chức, người lao động còn hạn chế trong tham gia góp ý vào các nội dung hoạt động của cơ quan, đơn vị.
Một số nhiệm vụ, giải pháp để nâng cao hiệu quả thực hiện Chỉ thị số 28-CT/TU trong thời gian tới, cụ thể như sau:
Thứ nhất: Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của ban chỉ đạo thực hiện dân chủ ở cơ sở, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động; nắm vững quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, của tỉnh; tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng tới các tầng lớp nhân dân về thực hiện dân chủ; đặc biệt tổ chức quán triệt Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở có hiệu lực từ ngày 01/7/2023. Tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 28-CT/TU, các văn bản của trung ương, của tỉnh, về dân chủ ở cơ sở; Kế hoạch số 199/KH-UBND ngày 26/01/2022 tổ chức thực hiện Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 26/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục tăng cường và đổi mới công tác dân vận của cơ quan hành chính Nhà nước, chính quyền các cấp trong tình hình mới, cụ thể hóa các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của cấp trên về thực hiện dân chủ ở cơ sở phù hợp với từng cơ quan, đơn vị.
Thứ hai: Đẩy mạnh các hoạt động kiểm tra, giám sát việc thực hiện dân chủ ở các loại hình cơ sở, quan tâm chỉ đạo tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho cơ sở khi tổ chức thực hiện. Tiếp tục xây dựng và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, bảo đảm sự đồng thuận thống nhất cao về tư tưởng và hành động trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Thứ ba: Gắn việc thực hiện dân chủ ở cơ sở với thực hiện nhiệm vụ chính trị, cải cách hành chính và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội với các phong trào thi đua yêu nước. Phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác lãnh, chỉ đạo thực hiện dân chủ. Nâng cao chất lượng dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp; tổ chức các hội nghị đối thoại, tiếp xúc cử tri, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của Nhân dân. Thường xuyên nắm tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân để tham mưu giải quyết kịp thời, thỏa đáng không để xảy ra điểm nóng ngay tại cơ sở; giúp người đứng đầu cấp ủy, chính quyền tổ chức tốt các cuộc đối thoại với Nhân dân.
Thứ tư: Quan tâm khuyến khích và nhân rộng các điển hình tiên tiến, các mô hình tốt về xây dựng và thực hiện dân chủ ở cơ sở, làm cho việc thực hành dân chủ ngày càng sâu rộng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, thực hiện tốt phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.
Thứ năm: Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác giám sát và phản biện xã hội theo Quyết định số 217-QĐ/TW về ban hành quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội và Quyết định số 218-QĐ/TW về ban hành quy định về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, ngày 12/12/2013 của Bộ chính trị góp phần xây dựng tổ chức đảng và bộ máy chính quyền các cấp thực sự trong sạch vững mạnh, thực sự là Nhà nước của dân, do dân, vì dân.
Phan Duy Hưng - Phó Ban Dân vận HU