Danh bạ lãnh đạo, cán bộ, công chức Đảng ủy, UBND xã và các đoàn thể:
1
|
HÀ NGỌC XUÂN
|
1960
|
Bí thư ĐU
|
0983.648.919
|
2
|
BÙI ĐỨC TRUNG
|
1976
|
Chủ tịch UBND
|
0379.575.688
|
3
|
HÁN THỊ HIỀN
|
1973
|
Phó CT HĐND
|
0987.628.607
|
4
|
NGUYỄN CAO CƯỜNG
|
1982
|
Phó BTTTĐU
|
0988.253.798
|
5
|
ĐINH CÔNG THÌN
|
1982
|
Phó CTUBND
|
0983.167.046
|
6
|
HÀ TRỌNG ĐẨU
|
1964
|
Chủ tịch CCB
|
0987.296.857
|
7
|
HÀ TUẤN ANH
|
1993
|
CHTQS
|
0988.286.588
|
8
|
TRẦN VĂN ĐỒNG
|
1984
|
Trưởng CA
|
0356.642.083
|
9
|
CÙ THỊ THU HIỀN
|
1971
|
CT MTTQ
|
0375.508.118
|
10
|
NGUYỄN THỊ YÊN
|
1991
|
Chủ tịch PN
|
0364.458.872
|
11
|
NGUYỄN VĂN LUẬT
|
1987
|
BT Đoàn TN
|
0972.030.069
|
12
|
PHAN ĐÌNH TÙNG
|
1985
|
Chủ tịch ND
|
0328.627.992
|
13
|
TRẦN THỊ SÍNH
|
1983
|
Văn phòng TK
|
0973.436.729
|
14
|
HÀ VĂN TẤN
|
1965
|
Văn phòng TK
|
0987.346.516
|
15
|
ĐINH VĂN THƯỞNG
|
1966
|
Địa chính - NN-XD&MT
|
0988.254.267
|
16
|
HÁN TRỌNG HẢI
|
1980
|
Địa chính - NN-XD&MT
|
0984.866.801
|
17
|
LÊ DOÃN ĐỨC
|
1990
|
Tài chính - KT
|
0983.466.600
|
18
|
HÁN TRUNG HẠNH
|
1977
|
Tài chính - KT
|
0976.989.650
|
19
|
HÀ THỊ PHƯƠNG ANH
|
1982
|
LĐTBXH
|
0976.376.936
|
20
|
ĐẶNG THỊ THÚY LINH
|
1981
|
Văn hóa - Xã hội
|
0383.896.283
|
ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH XÃ THỌ VĂN
1. Thọ Văn là một xã miền núi của huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ, là xã được thành lập sau cùng của huyện Tam Nông (thành lập năm 1985) nằm ở phía Tây nam của huyện Tam Nông; phía Đông giáp xã Hương Nộn, phía Tây giáp xã Sơn Hùng của huyện Thanh Sơn và xã Phương Thịnh của huyện Tam Nông, phía Nam giáp với xã Dị Nậu, phía Bắc giáp xã Cổ Tiết của huyện Tam Nông. Xã được thành lập trên cơ sở tổng hợp một số hộ dân từ 2 huyện, 4 xã mà nên đó là: xã Tứ Xã của huyện Lâm Thao, xã Hiền Quan của huyện Tam Nông, xã Văn Lương của huyện Tam Nông, thôn Thọ Sơn của xã Dị Nậu huyện Tam Nông.
2. Xã có 981 hộ, 4.008 khẩu; trong đó có 08 khu dân cư, xã có 11 chi bộ (08 chi bộ khu dân cư, 03 chi bộ nhà trường) với 171 đảng viên.
3. Xã có tổng diện tích tự nhiên 1.417,59 ha; trong đó:
3.1. Đất nông nghiệp 1.236,76 ha chiếm 87,24 % diện tích tự nhiên.
3.1.1. Đất sản xuất nông nghiệp 404,53 ha chiếm 32,7% diện tích đất nông nghiệp; trong đó:
- Đất trồng lúa: 146,42 ha;
- Đất trồng cây HNK: 27,24 ha;
- Đất trồng cây lâu năm: 230,87 ha;
3.1.2. Đất lâm nghiệp: 733,27 ha chiếm 59,28% diện tích đất nông nghiệp. 3.1.3. Đất nuôi trồng thủy sản 98,96 ha chiếm 8,0% diện tích đất nông nghiệp.
3.2. Đất phi nông nghiệp 125,6 ha chiếm 8,86% diện tích tự nhiên; trong đó:
- Đất ở tại nông thôn: 36,66 ha
- Đất chuyên dùng: 82,24 ha
- Đất cơ sở tôn giáo: 0,32 ha
- Đất cơ sở tín ngưỡng: 0,64 ha
- Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 1,51 ha
- Đất có mặt nước chuyên dùng: 0,72 ha
- Đất phi nông nghiệp khác: 3,52 ha.
3.3. Đất chưa sử dụng: 55,22 ha chiếm 3,9 % diện tích đất tự nhiên; trong đó:
- Đất bằng chưa sử dụng 55,19 ha
- Đất đồi, núi chưa sử dụng 0,03 ha.
4. Về cơ sở hạ tầng: trong những năm gần đây, đặc biệt từ năm 2015 đến 2019 địa phương đã làm tốt công tác phát huy nội lực, tranh thủ nguồn lực xã hội hóa để xây dựng các công trình công cộng trên địa bàn xã như: về điện đưa từ 02 trạm lên 04 trạm, tiếp tục quy hoạch đất xây dựng thêm 03 trạm đến năm 2020; hoàn thành và đưa vào sử dụng hơn 3km đường GTNT bằng BTXM tuyến cổng ông Hoàn đi công trường và trường bắn trị giá hơn 10 tỷ đồng, tuyến đường khu 4 đi khu 5 và khu 5 đi khu 9; tuyến đường trục chính hơn 30 tỷ đang tiếp tục thi công. Với trường học đã đưa vào sử dụng nhà điều hành và nhà lớp học trường Tiểu học trị giá 2,4 tỷ đồng; trường THCS trị giá 2,7 tỷ đồng; trụ sở làm việc của UBND xã xây dựng khang trang, cán bộ, công chức được trang bị đầy đủ các điều kiện để làm việc.
5. Trong những năm gần đây Đảng bộ, chính quyền xã đã đạt được nhiều thành tích đáng kể, nhiều tuyến đường giao thông được nhựa hóa, bê tông hóa phục vụ nhu cầu đi lại, sản xuất của nhân dân; các công trình công cộng như trường học, trạm y tế, trụ sở làm việc được đầu tư xây dựng mới, sửa chữa khang trang, sạch đẹp. Đời sống kinh tế, văn hóa tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng lên rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm chỉ còn 6,1%; thu nhập bình quân đầu người đạt 24,6 triệu đồng/người/năm, bình quân lương thực đạt 197,6kg/người/năm trong năm 2019; nhân dân được hưởng thụ nền văn hóa văn minh, được tiếp cận các dịch vụ xã hội hiện đại. Đảng bộ, chính quyền xã hàng năm được xếp loại hoàn thành khá trở lên.
6. Xã Thọ Văn phát triển kinh tế với tiềm năng chủ yếu là khai thác đồi rừng và nuôi trồng thủy sản. Nhân dân trong xã nguồn thu nhập chính và chủ yếu là thu nhập từ kinh tế đồi rừng đó là trồng cây sơn và trồng cây bạch đàn, keo, tràm để phát triển kinh tế gia đình; kết hợp với nuôi trồng thủy sản.
Sản phẩm đặc trưng của địa phương là cây sơn, một loại cây mang lại nguồn thu nhập chính cho Nhân dân. Với diện tích 258 ha, diện tích cho thu hoạch 196 ha; năng xuất 5,1 tạ/ha; sản lượng đạt 99,9 tấn; hàng năm thu nhập từ cây sơn mang lại giá trị kinh tế cao với giá bình quân thời điểm hiện nay là hơn 200.000 đồng/1kg.
Một số hình ảnh:

Đầm Thọ Văn

Trường Mầm non Thọ Văn

Đoàn Thanh niên xã tham gia lao động tại địa phương

Trường Tiểu học Thọ Văn kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11