Công tác cán bộ, chế độ, chính sách, kinh phí hoạt động, cơ sở vật chất, điều kiện làm việc của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội đã được quan tâm, bảo đảm. Tỷ lệ tập hợp, kết nạp đoàn viên, hội viên vào tổ chức đảm bảo kế hoạch đề ra. Hoạt động giám sát, phản biện xã hội đã mang lại hiệu quả tích cực. Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội từ huyện đến cơ sở thường xuyên đổi mới nội dung, phương thức hoạt động phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức, hướng hoạt động về cơ sở, vì lợi ích của đoàn viên, hội viên và Nhân dân. Hằng năm Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội huyện đã chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp với UBND huyện, các cơ quan, đơn vị liên quan để triển khai thực hiện thực hiện các nhiệm vụ chính trí của huyện, phong trào trọng tâm của ngành từ đó tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện trong hoạt động và xây dựng tổ chức vững mạnh. Trong đó đã tập trung tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân tham gia tốt các phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; công tác dân vận chính quyền; xây dựng, sửa chữa nhà văn hóa ở khu dân cư; công tác an sinh xã hội, tham gia xóa nhà tạm cho hộ nghèo, xây dựng khu dân cư sáng, xanh, sạch, đẹp… từ đó làm cho bộ mặt nông thôn ngày một khởi sắc, đời sống vật chất, tinh thẩn của nhân dân được cải thiện và nâng cao, đến nay huyện Tam Nông đã đạt 9/9 tiêu chí, 36/36 chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới, đã hoàn thiện hồ sơ trình cấp có thẩm quyền xem xét, công nhận.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục đó là: Một số cấp ủy cơ sở chưa quan tâm đúng mức đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TU. Việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội ở một số cơ sở còn hạn chế; nội dung sinh hoạt ở chi đoàn, chi hội có nơi chưa phong phú, hấp dẫn vì vậy chưa thu hút được đông đảo đoàn viên, hội viên tham gia; việc xây dựng mô hình điển hình của một số tổ chức chưa rõ nét, hiệu quả chưa cao. Công tác phối hợp giữa chính quyền với Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội ở một số cơ sở còn thiếu đồng bộ, có lúc hiệu quả chưa cao.
Để đẩy mạnh đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn huyện đến năm 2025, cần tập trung thực hiện tốt một số giải pháp sau:
Một là, Tiếp tục quán triệt, triển khai, tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 10-NQ/TU, duy trì và nâng cao các chỉ tiêu đã đạt, phấn đấu thực hiện hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu chưa đạt. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết; xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị cho cán bộ Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Hai là, Các cấp chính quyền phối hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội trong việc phát động, tổ chức các phong trào hành động cách mạng; thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh hỗ trợ về vốn, khoa học kỹ thuật, đào tạo nghề, hỗ trợ pháp lý, xoá đói, giảm nghèo trong hội viên, đoàn viên. Quan tâm tạo điều kiện về cơ sở vật chất và kinh phí hoạt động cho Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội đảm bảo thiết thực, hiệu quả.
Ba là, Tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 77-KH/HU ngày 13/02/2023 về việc thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 26/10/2022 của Ban Bí thư về phát huy vai trò, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội; Nghị quyết liên tịch số 403/2017/NQLT-UBTVQH14-CP-ĐCTUBTWMTTQVN ngày 15/6/2017 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội - Chính phủ - Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quy định chi tiết các hình thức giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Quyết định số 2080-QĐ/TU ngày 10/9/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về ban hành Quy chế đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với Nhân dân; Kết luận số 291-KL/TU ngày 24/6/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Thọ về việc tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với Nhân dân; Quyết định số 2079-QĐ/TU ngày 10/9/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về quy định trách nhiệm của các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền; cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức tiếp thu góp ý của Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.
Bốn là, Tiếp tục triển khai, thực hiện Kết luận số 01-KL/TW ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Kết luận số 21-KL/TW ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá XIII) về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; các phong trào thi đua yêu nước do các cấp, các nghành và các đoàn thể phát động nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh, quốc phòng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh.
Năm là, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, hướng mạnh về cơ sở; quan tâm việc chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên và Nhân dân. Mở rộng các loại hình tập hợp, thu hút đoàn viên, hội viên, trong đó chú trọng việc thành lập các tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước, đồng thời đẩy mạnh việc sơ kết, tổng kết, biểu dương, khen thưởng, nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trong các phong trào thi đua, các cuộc vận động do các cấp, các ngành phát động. Bồi dưỡng, rèn luyện để giới thiệu cho tổ chức Đảng xem xét kết nạp những đảng viên ưu tú của tổ chức mình./.
Phan Duy Hưng – Phó Ban Dân vận Huyện ủy